×
  • Vườn ươm cây giống Eakmat chuyên cung cấp các giống cây công nghiệp, cây ăn trái

ƯƠM HẠT GIỐNG TRÊN LUỐNG VÀ TRONG BẦU ĐẤT

  1. Trang chủ
  2. /
  3. Kỹ thuật cây trồng
  4. /
  5. ƯƠM HẠT GIỐNG TRÊN LUỐNG VÀ TRONG BẦU ĐẤT
Giống cây EakmatKỹ thuật cây trồng

ƯƠM HẠT GIỐNG TRÊN LUỐNG VÀ TRONG BẦU ĐẤT

1.Ươm hạt giống trên luống và trong bầu đất

 

* Chuẩn bị đất

– Lựa chọn đất không có nguồn bệnh và tuyến trùng để đóng bầu sản xuất
cây giống. Đất được phơi ải hoặc xử lý nhiệt, trộn với phân chuồng hoai làm bầu
giống với tỷ lệ 3m3
đất + 1m3
phân chuồng + 15 kg phân lân nung chảy.
– Cách xử lý đất đóng bầu:
+ Có thể tủ PE vào những tháng mùa khô với lớp đất mỏng 10 – 15 cm
+ Bổ sung chế phẩm sinh học như Trichoderma sp., Paecilomyces sp., … với
liều lượng sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì để xử lý đất làm bầu.

* Ươm hạt

– Hạt giống cà phê được ủ cho đến khi trương mầm, sau đó gieo trên
luống đất đã xử lý có độ dày từ 25 – 25 cm, rộng 1,0 – 1,2 m; đất được sàng
mịn, bằng phẳng, hạt gieo không chồng lên nhau. Sau khi gieo, tiến hành lấp đất
với độ dày khoảng 1,0 – 1,2 cm. Dùng ô doa hoặc vòi hoa sen tưới nước hàng
ngày nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh.

– Khi cắm cây vào bầu cần chú ý lỗ đủ sâu tương ứng với chiều dài của rễ,
cắm cây con xuống, sau đó nhấc nhẹ lên và nén chặt đất lại để tránh bị cong rễ.
– Không để bầu cây tiếp xúc với nền đất đã bị nhiễm tuyến trùng và bệnh
hại.
– Chăm sóc, làm cỏ, tưới nước, xáo váng, đảo bầu, tưới bổ sung các loại
phân bón đa, trung, vi lượng cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Không tưới
lượng nước quá nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lới cho các loại nấm gây hại phát
triển.
– Trong trường hợp kiểm tra vẫn còn tuyến trùng và nấm bệnh trong bầu
cây giống cần tiến hành tưới bổ sung chế phẩm sinh học chức năng 1 – 2 lần tùy
thuộc vào mật độ tuyến trùng và nấm, thời gian giữa hai lần xử lý cách nhau
khoảng 10 – 15 ngày.

2. Tiêu chuẩn cây giống

 

– Tiêu chuẩn chung

+ Hạt ươm cây giống, chồi ghép được lấy từ những vườn đầu dòng, vườn
cây mẹ chọn lọc được Phòng Nông nghiệp, Phòng kinh tế các huyện kiểm tra.
+ Cây giống tái canh là cây sạch bệnh.
– Tiêu chuẩn cây thực sinh 6 – 8 tháng:
+ Tuổi cây: 6 – 8 tháng
+ Chiều cao thân kể từ mặt bầu: 25 – 30 cm
+ Số cặp lá thật: 5 – 6 cặp lá

+ Đường kính gốc: lớn hơn 4 mm, có một rễ mọc thẳng
+ Kích thước bầu đất: 13 – 14 cm x 23 – 24 cm.

– Tình trạng cây

Cây khỏe mạnh, không bị dập, không dị hình, ngọn phát
triển tốt, không nhiễm tuyến trùng, nấm và các sâu bệnh hại khác, được huấn
luyện ngoài ánh sáng hoàn toàn từ 10 – 15 ngày trước khi trồng

– Tiêu chuẩn cây thực sinh 18 – 20 tháng

+ Kích thước bầu đất: 25 – 30 cm x 35 – 40 cm.
+ Chiều cao thân kể từ mặt bầu: 35 – 50 cm.
+ Số cặp cành: 3 – 4 cặp cành.
+ Đường kính gốc: lớn hơn 8 mm, có một rễ mọc thẳng
+ Cây giống không bị sâu bệnh hại, đặc biệt là không bị vàng lá, cong rễ,
hai rễ hoặc thối rễ

– Tiêu chuẩn cây ghép:

+ Ngoài các tiêu chuẩn như cây thực sinh, chồi ghép phải có chiều cao
>10 cm tính từ vị trí ghép và có ít nhất 1 cặp lá phát triển hoàn chỉnh, chồi được
ghép tối thiểu 02 tháng trước khi trồng;
+ Cây giống phải được để ngoài ánh sáng hoàn toàn từ 10 – 15 ngày trước
khi trồng và không bị sâu bệnh hại. Cây được xử lý bằng thuốc trừ tuyến trùng
và nấm bệnh trước khi đưa ra trồng sản xuất.
+ Kiểm tra hệ thống rễ cây trong bầu ươm trước khi đem trồng; loại bỏ
hoàn toàn những lô cây giống bị bệnh thối rễ, vàng lá hoặc rễ bị biến dạng.

3. Tiêu chuẩn cây ghép cải tạo

 

a. Tiêu chuẩn chồi gốc ghép:

* Đối với cưa trắng: sau khi cưa 2,0 – 2,5 tháng, chồi tái sinh mọc nhiều
quanh gốc, chọn 2 – 3 chồi khoẻ, phân bố đều quanh gốc đạt các tiêu chuẩn sau
để ghép:
– Có 3 – 6 cặp lá, cao 30 – 35 cm, đường kính trên 3 mm, thân còn mềm
chưa hoá gỗ, uốn dẻo;
– Lưu ý: Không sử dụng chồi mọc sát mặt đất hoặc mọc ngang vết cưa.
* Đối với ghép cải tạo: Chọn những chồi vượt trên thân chính cách gốc <
50 cm đạt tiêu chuẩn để ghép: Có 3 – 4 cặp lá, cao 30– 35 cm, đường kính trên 3
mm, thân còn mềm chưa hoá gỗ, uốn dẻo.

b. Tiêu chuẩn chồi ghép:

Sử dụng chồi đã thuần thục mọc ở đỉnh tán hoặc
ở phần thân cây, được chiếu sáng tự nhiên đầy đủ, lấy từ cây đầu dòng hoặc
vườn cây đầu dòng (vườn nhân chồi) đã được Sở Nông nghiệp & PTNT công
nhận. Trước khi thu chồi ghép từ 15 – 20 ngày, không bón phân hoá học cho
vườn nhân chồi. Chồi ghép đạt các tiêu chuẩn sau:
– Chồi ghép gồm 1 lóng mang một cặp lá bánh tẻ (thân còn mềm chưa hoá
gỗ) và đỉnh sinh trưởng có 1 cặp lá non chưa xoè; không bị nhiễm sâu bệnh hại;
– Không sử dụng chồi quá non hoặc quá già để ghép; chọn chồi ghép có
đường kính tương thích với chồi gốc ghép.

4. Kỹ thuật trồng

 

 Chuẩn bị đất trồng

Chọn đất:
– Đất có độ dốc < 150
, điều kiện nước tưới thuận lợi;
– Tầng đất dày trên 70 cm, thoát nước tốt;
– Mực nước ngầm sâu hơn 100 cm;
– Hàm lượng mùn tầng 0 – 30 cm (đất mặt) lớn hơn 2,0%;
– pHKCl: 4,5 – 6,0;
– Không tái canh trên những diện tích cà phê bị nhiễm bệnh thối rễ, vàng
lá do tuyến trùng hoặc nấm trong đất gây hại nặng dẫn đến phải thanh lý, cần
chuyển đổi sang cây trồng khác.
– Đất ở những vùng được quy hoạch trồng cà phê và chủ động nguồn
nước tưới.
– Trồng trên đất bazan tốt, tầng đất dày, tơi xốp, dễ thoát nước, giàu dinh
dưỡng.

Chuẩn bị đất trồng

– Đối với cà phê tái canh:
+ Nhổ bỏ cây cà phê ngay sau khi thu hoạch (tháng 12, tháng 1). Thu gom
và đưa toàn bộ thân, cành, rễ ra khỏi lô.
+ Thời gian làm đất: ngay sau khi kết thúc mùa mưa. Cày đất (bằng máy)
sử dụng cày 1 lưỡi, cày 2 lần ở độ sâu 25 – 30 cm theo chiều ngang và chiều dọc
của lô. Sau 1,5 – 2,0 tháng phơi đất, tiến hành bừa ở độ sâu 20 – 30 cm theo
chiều ngang và chiều dọc lô. Trong quá trình cày bừa tiếp tục gom nhặt rễ còn
sót lại và đốt để tiêu hủy nguồn bệnh.
+ Rãi 1.000 kg vôi bột/ha để cày phơi ải lần cuối trước khi đào hố trồng.
+ Trước khi tái canh cà phê có thể phân tích mật độ tuyến trùng gây hại cà
phê ở độ sâu 0 – 30 cm để xác định phương thức tái canh. Có thể tái canh ngay
nếu mật độ tổng số các loại tuyến trùng ký sinh trong đất ít hơn 100 con/100 g
đất hoặc ít hơn 150 con/5 g rễ.

– Đối với cà phê ghép cải tạo: trong trường hợp cưa trắng, tiến hành cày
bừa để cải tạo đất và điều chỉnh sự phát triển của bộ rễ cho cân đối với phần tán
bên trên. Một phần bộ rễ bị cắt đứt khi cày bừa sẽ được tái sinh và phát triển
tương ứng với bộ tán bên trên của cây ghép.

Luân canh, cải tạo đất đối với tái canh cà phê

Phân loại vườn cà phê trước khi nhổ bỏ dựa theo tiêu chí về độ tuổi, năng
suất và tình trạng nhiễm bệnh vàng lá chết cây của vườn theo tỷ lệ và cấp bệnh
để xác định thời gian luân canh.
* Tái canh ngay không cần luân canh
– Vườn cà phê trên 20 năm tuổi, sinh trưởng kém và năng suất bình quân
3 năm liên tục dưới 2,0 tấn nhân/ha, không bị hoặc bị bệnh vàng lá thối rễ nhẹ
(tỷ lệ bệnh nhỏ hơn 10%, cấp bệnh của cây bệnh 0 – 1)
– Biểu hiện vườn cây:
+ Bộ lá cây hầu hết có màu xanh;
+ Thân, cành sinh trưởng bình thường, không có biểu hiện khô cành;
+ Rễ tơ và rễ cọc của cây phát triển bình thường, đầu rễ tơ màu trắng;
+ Vườn cây sinh trưởng và phát triển bình thường, một số cây bị bệnh
phát triển chậm lại.
* Trường hợp phải luân canh 1 năm trước khi tái canh
– Vườn cà phê trên 20 năm tuổi, già cỗi, sinh trưởng kém, năng suất bình
quân 03 năm trước dưới 2,0 tấn nhân/ha, không bị hoặc bị bệnh vàng lá thối rễ ở
mức trung bình (tỷ lệ bệnh nhỏ hơn 20% với cấp bệnh của cây bệnh là 2)
– Biểu hiện vườn cây:
+ Vườn cà phê có ít hơn 20% số cây bị bệnh, cây bị bệnh có từ 25 – 50%
lá vàng;
+ Thân, cành cây bệnh sinh trưởng kém; Đầu ngọn cây, cành bị chùn
ngọn, không phát triển đọt non;
+ Một số rễ tơ của cây bị u sưng, thối đen trên 25 – 50%;
+ Vườn cây sinh trưởng kém.
* Trường hợp luân canh 2 năm trước khi tái canh
– Vườn cà phê già cỗi, sinh trưởng kém, năng suất bình quân 03 năm
trước dưới 2,0 tấn nhân/ha, không bị hoặc bị bệnh vàng lá thối rễ nặng (tỷ lệ
bệnh trên 20% với cấp bệnh của cây bệnh là 3 – 4)
– Biểu hiện vườn cây:
+ Vườn cà phê có trên 20% số cây bị bệnh, cây bị bệnh có tỷ lệ vàng lá
trên 50%;
+ Thân, cành cây bệnh sinh trưởng kém, già cỗi, có biểu hiện khô cành;
+ Một số rễ tơ của cây bị u sưng, thối đen trên 50%;
+ Vườn cây sinh trưởng rất kém, còi cọc, vàng lá.
* Cây luân canh: đậu đỗ, ngô, bông vải, … hoặc cây phân xanh họ đậu
(toàn bộ thân lá, chất xanh sau thu hoạch cày vùi vào đất).
12
* Trong thời gian luân canh, sau mỗi vụ thu hoạch cây luân canh, đất cần
được cày phơi vào mùa nắng hàng năm, tiếp tục gom nhặt rễ cà phê còn sót lại
và đốt.

Xem thêm: ƯƠM HẠT GIỐNG TRÊN LUỐNG VÀ TRONG BẦU ĐẤT

Vườn ươm Giống Cây Trồng Eakmat Daklak
Thôn 11, Nguyễn Lương Bằng, xã Hòa Thắng, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak
 Thông tin liên hệ: 0943.74.1818 – 0943.75.3258
Website: https://giongcaytrongeakmat.myharavan.com
Chuyên cung cấp các giống cây chuẩn giống như cà phê, cau, sầu   riêng, tiêu, macca,…

 

Follow On Facebook

https://www.facebook.com/profile.php?id=61566775374484